Tư vấn chuyên gia

Điều trị thiếu máu não và rối loạn tiền đình?

Chào bác sĩ, tôi là giáo viên 32 tuổi, gần đây tôi hay bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, có lúc mất thăng bằng đi không vững. Tôi đi khám và được chẩn đoán là Thiếu máu não và Rối loạn tiền đình. Nhờ bác sĩ cho biết Thiếu máu não và Rối loạn tiền đình có phải là một bệnh không? Cách điều trị như thế nào?

Thiếu máu não hay Rối loạn tiền đình?

Thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não (TNTHN) là một bệnh rất hay gặp ở lứa tuổi trên 50, nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch. TNTHN thường biểu hiện với:

– Nhức đầu, rối loạn tiền đình (chóng mặt, rối loạn thăng bằng, buồn nôn hay nôn).

– Rối loạn thị giác (nhìn đôi, nhìn mờ, có ám điểm, ảo thị, rung giật nhãn cầu).

– Rối loạn thính giác (ù tai, giảm thính lực).

– Rối loạn vận động.

 

Tiền đình (vestibule) nằm ở tai, cấu tạo gồm hai túi: túi xoang với tai giữa bằng cửa sổ bầu dục, và túi cầu liên hệ bằng cửa sổ tròn và ba ống bán khuyên. Dây thần kinh tiền đình là một nhánh của dây thần kinh số 8 giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Hội chứng tiền đình có thể gây ra do tổn thương của: Hệ thần kinh trung ương, bệnh tại hệ thống tiền đình, tim mạch, mắt, tâm thần và đôi khi gây ra do một số loại thuốc, trong đó đa số là do TNTHN và tổn thương tiền đình.

 

**Với những dấu hiệu, độ tuổi cũng như nghề nghiệp lao động trí óc như chị mô tả thì chị bị hội chứng tiền đình.

Cách điều trị hội chứng tiền đình

 

(a) Trong giai đoạn cấp, khi bệnh nhân đang chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng tư thế cần:

– Ở phòng có ánh sáng dịu dàng vừa phải, yên tĩnh

– Nằm đầu thấp, tránh xoay lắc đầu nhiều

– Dùng thuốc chống nôn đường tiêm tĩnh mạch

– Bù nước điện giải qua đường truyền

 

(b) Các loại thuốc hội chứng tiền đình cần dùng tiếp theo hai nhóm thuốc:

– Nhóm thuốc chống chóng mặt:

+ Thuốc kháng histamine (promethazine, diphenhydramine)

+ Acetylleucin (Tanganil); thuốc ức chế calci chọn lọc (flunarizine, cinnarizine)

+ Thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, valium)

– Nhóm thuốc tăng tuần hoàn não, tiền đình:

+ Betahistin (serc, betaserc)

+ Piracetam (nootropyl, piracetam)

+ Almitrin-raubasin (duxil,vectarion)

+ Gingko biloba (tanakan).

 

(c) Chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi:

– Ăn uống theo chế độ bình thường

– Nằm đầu thấp (không kê gối quá cao)

– Phòng ngủ phải thoáng, tránh đèn chói sáng quá mức, không quá ồn ào

– Tập dưỡng sinh, vân động nhẹ để máu huyết lưu thông

– Xoa nắn thái dương, mát xa mặt..

Câu hỏi khác

Mất ngủ lâu ngày có chữa khỏi được không

Mất ngủ lâu ngày có chữa khỏi được không?

Xem câu trả lời

Những nguyên nhân chính nào gây mất ngủ

Những nguyên nhân chính nào gây mất ngủ?

Xem câu trả lời

Tại sao bệnh rối loạn tiền đình ngày càng trẻ hóa

Tại sao bệnh rối loạn tiền đình ngày càng trẻ hóa?

Xem câu trả lời

Bệnh rối loạn tiền đình có khỏi hẳn được không?

Bệnh rối loạn tiền đình có khỏi hẳn được không?

Xem câu trả lời

    Đặt câu hỏi để chuyên gia tư vấn