Kết quả nghiên cứu khoa học

Tam thất vị dược liệu quý từ tự nhiên

 
Tam thất còn có tên gọi khác là kim bất hoán, là 1 dược liệu bổ huyết được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời. Tam thất được xếp vào hàng những dược liệu “Thượng phẩm” của  y học cổ truyền. Vậy thực hư tam thất có những tác dụng gì? Để làm rõ câu hỏi đó mời các bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây.

Tên khoa học của tam thất là  Panax-pseudo ginseng, thuộc họ Nhân sâm. Bộ phận sử dụng của dược liệu là rễ. Thành phần hóa học của rễ tam thất chủ yếu là saponin (4,42–12%). Trong đó có nhiều hoạt chất có tác dụng như nhóm ginsenosid Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid cũng được phân lập từ toàn cây tam thất. Ngoài ra rễ cây tam thất có tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan), các flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ.

Dược liệu Tam thất

Mục lục

Tác dụng theo y học cổ truyền của Tam thất

Theo y học cổ truyền dược liệu có vị đắng, ngọt, tính ấm, quy vào 2 kinh can, thận. Tam thất có  tác dụng chính là bổ huyết, hoạt huyết, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau, tiêu ứ huyết dùng chữa các chứng thổ huyết, băng huyết, người mệt mỏi, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt (theo Cây thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi) (1) .

Một số bài thuốc cổ truyền có sử dụng dược liệu tam thất:

– Chữa ra máu nhiều sau sinh: Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi ngày 8g

– Chữa thiếu máu hoặc huyết hư sau khi sinh: Tam thất tán nhỏ, uống ngày 6g hoặc tần với gà non.

– Chữa chảy máu hoặc sưng đau ở nội tạng: tam thất tán bột, mỗi ngày uống 6-12g

Tam thất và những tác dụng theo nghiên cứu của y học hiện đại

Trong bệnh lý về đột quỵ, tai biến mạch máu não nguyên nhân hàng đầu được ghi nhận la do tình trạng gia tăng kết tập tiểu cầu, xơ vữa mạch. Sự hình thành các mảng bám trên mạch và các cục máu đông khiến việc lưu thông máu gặp hạn chế, đặc biệt là các mạch máu nhỏ. Từ đó làm giảm lượng máu tới các vùng của não, gia tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ.

Ngày nay theo những nghiên cứu mới về y học hiện đại tam thất được chứng minh có những tác dụng trên lưu thông tuần hoàn máu não, giúp phòng ngừa huyết khối. 

Tam thất có tác dụng trên máu giúp ức chế kết tập tiểu cầu, phòng ngừa huyết khối.

Panaxatrol saponin (PTS), được phân lập từ rễ tam thất ở mức liều từ  1 – 4mg/ ml  có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu trên thỏ. Thí nghiệm trên chuột cho thấy hoạt chất trong Tam thất ở liều 75-300mg / kg ức chế sự kết tập tiểu cầu phụ thuộc vào liều lượng, đồng thời ức chế sự giải phóng thromboxane A2 – chất gây quá trình kết tập tiểu cầu (2).

Tác dụng làm giãn mạch ngoại biên

Trong thí nghiệm đánh giá tác dụng trên mạch của tam thất trên chuột cống trắng cho thấy tam thất có tác dụng giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng tới huyết áp và thần kinh.

Mặt khác tam thất còn cho thấy có tác dụng làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, làm giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim, do đó làm giảm sức làm việc của cơ tim, nên được dùng điều trị bệnh động mạch vành.

Tam thất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch – lá chắn phòng thủ đầu tiên của cơ thể trước các yếu tố ngoại lai.

Thí nghiệm đánh giá tác dụng của tam thất trên in vitro và invivo cho thấy tam thất có tác dụng kích thích phát triển của miễn dịch ở mức độ nhẹ và vừa. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, Tam thất được sùng làm thuốc bổ và  làm tăng khả năng thích nghi.

Ngoài những tác dụng kể trên, tam thất còn cho thấy có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, hạn chế sự di căn trên thực nghiệm của 1 số dòng ung thư tế bào sarcom.  Tác dụng an thần, chống trầm cảm….

Hy vọng với bài viết trên về vị dược liệu tam thất sẽ mang đến cho quý độc giả về những tác dụng tuyệt vời trên máu và trên mạch của vị dược liệu bổ dưỡng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 2, trang 775-780.
  2. Su YaZhao YiguiZhang ZongpengEffects of panaxatriol saponins isolated from sanchi(Panax pseudo-ginseng var. notoginseng) on animal platelet function and thrombosis, Zhong cao yao = Chinese Traditional and Herbal Drugs, 01 Jan 1996, 27(11):666-669

Cikan có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x