BẠCH QUẢ – DƯỢC LIỆU TĂNG CƯỜNG TUẦN HOÀN NÃO

Bạch quả là loài cây được trồng làm cảnh khá nhiều ở các nước phương Tây, tuy nhiên đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời. Có khá nhiều sản phẩm hiện nay có chứa thành phần cao lá Bạch quả sử dụng điều trị Thiểu năng tuần hoàn não và hội chứng rối loạn tiền đình. 

Cây Bạch quả là loài duy nhất còn sống sót của các chi Ginkg. Đã được trồng tại Trung Quốc cách đây 3000 năm. Tới năm 1995, Việt Nam có di thực 1 số loại bạch quả về trồng nhưng khả năng sinh trưởng không được mạnh. Hiện nay bạch quả là 1 thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm làm tăng tuần hoàn não. Để làm rõ những tác dụng nêu trên của Bạch quả theo góc nhìn của Y học hiện đại mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây do công ty Anvy cung cấp về loại dược liệu này nhé.

  • Đặc điểm thực vật của Bạch quả và bộ phận dùng

Bạch quả có tên khoa học của bạch quả là Ginkgo biloba L. Nó còn có tên gọi khác là : Ngân hạnh, Áp cước tử. 

Cây to, cao 20 – 30m, tán lá sum sê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc vòng. Trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, phần giữa hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

Bộ phận sử dụng làm thuốc là lá đã phơi sấy khô và hạt đã chế biến. Quả của cây khá độc, do vậy không được sử dụng. Hạt thu hoạch từ quả chín, loại bỏ thịt ngoài, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, đập giập, loại bỏ vỏ cứng, lấy nhân, bóc bỏ màng ngoài. Rửa sạch, đồ hoặc nhúng vào nước sôi, rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến khô. 

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học của bạch quả: Lá bạch quả có chứa terpenoid, flavonoid và các thành phần khác. Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường. Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.

Tác dụng của Bạch quả theo Y học cổ truyền 

Theo Đông y, hạt cây có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí chữa ho hen. Phần lá có nhiều công năng quan trọng như: trị ho, ích khí, tiêu đàm, chữa khí hư, thận dương hư, đái đục, đái són (3). Trong những tài liệu mới nhất ghi nhận Bạch quả là 1 loại dược liệu có tác dụng tuyệt vời trên bệnh lý tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não. Cao lá Bạch quả được sử dụng để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ do sa sút trí tuệ tiên phát, do tuần hoàn và do kết hợp hai dạng); chóng mặt, ù tai và nhức đầu

Tác dụng theo y học hiện đại về dược liệu Bạch quả

Theo nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy hội chứng rối loạn tiền đình có thể do các nguyên nhân: thiểu năng tuần hoàn não, hoặc những tổn thương trên tiền đình ốc tai. Dù do bất kì nguyên nhân bất nào đều dẫn đến những biểu hiện khó chịu cho người bệnh. Cao lá bạch quả đã được chứng minh có hiệu quả trên cả những bệnh lý liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não và cả hội chứng tiền đình ốc tai.

 Tác dụng trên tiền đình và thính giác

Chiết xuất Ginkgo biloba (bạch quả) cải thiện tổng các điện thế hoạt động trong ốc tai và dây thần kinh âm thanh trong các trường hợp chấn thương âm thanh tạo ra âm thanh ở chuột lang. Cơ chế làm giảm tổn thương với ốc tai. Chiết xuất G. biloba ở mức liều (2mg / kg) dùng đường uống và tiêm trên chuột có tác dụng cải thiện chất lượng siêu cấu trúc của biểu mô tiền đình bằng cách tăng tốc độ tưới máu, nhờ cải thiện tính thấm mao mạch và vi tuần hoàn nói chung. Các tác dụng tích cực đối với sự bù trừ tiền đình được quan sát thấy sau khi dùng chiết xuất G. biloba ở liều (50mg/ kg tiêm trong màng bụng) cho chuột và mèo đã đã trải qua phẫu thuật cắt dây thần kinh tiền đình một bên.

Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và vi mạch ngoại vi

Chiết xuất bạch quả bảo vệ chống lại tổn thương mô não do thiếu oxy trong ống nghiệm. Ginkgolides A và B trong chiết xuất lá bạch quả đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh tế hải mã chống lại tổn thương do thiếu máu cục bộ, cơ chế có thể là do khả năng hoạt động như chất đối kháng với các thụ thể gây hoạt hoá tiểu cầu. Ngoài ra các nghiên cứu khác còn cho thấy các thành phần flavonoid và terpenoid của Bạch quả có hoạt tính thu dọn gốc tự do: làm giảm peroxy hóa gốc tự do – lipid, ức chế sự sản sinh gốc oxy có tính phản ứng ở bạch cầu người.  Làm giảm sử dụng glucose bởi não. Có hiệu quả điều trị phù não do thương tổn bởi các chất độc hại thần kinh hoặc chấn thương (3).

Điều trị suy não

Bạch quả kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh suy não bao gồm khó tập trung và trí nhớ, lơ đãng, lú lẫn, thiếu năng lượng, mệt mỏi, giảm hiệu suất thể chất, tâm trạng chán nản, lo lắng, chóng mặt, ù tai và đau đầu. Điều trị ở người bằng chiết xuất G. biloba đã được chứng minh để cải thiện lưu lượng máu não cục bộ và vi tuần hoàn, để bảo vệ chống lại tình trạng thiếu oxy, ức chế kết tập tiểu cầu, giảm tính thấm của mao mạch (3)

Các tác dụng cụ thể trên lâm sàng chứng minh tác dụng của bạch quả

Thực tế trên lâm sàng đã có những nghiên cứu chứng minh tác dụng của bạch quả đối với các triệu chứng trên tuần hoàn não bộ và tiền đình. Cụ thể như sau: 

_ Đối với thiểu năng não: Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị thiểu năng não gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai, nhức đầu.  Cơ chế: Làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ, vi tuần hoàn; bảo vệ não do giảm oxy từ không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch.(3)

  Chóng mặt, ù tai: Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai. Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải và không rõ rệt đối với triệu chứng ù tai và điếc. (3).

Với  những tác dụng tuyệt vời kể trên đã giải thích được lý do vì sao thành phần cao bạch quả luôn được xuất hiện trong những sản phẩm dành cho các bệnh lý thiểu năng tuần hoàn. Và sự kết hợp bạch quả với các dược liệu khác cùng cơ chế tác động sẽ cho tác dụng mạnh hơn nhiều lần khi sử dụng đơn độc. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1, trang 154-158.
  2. DeFeudis FV. Ginkgo biloba extract (egb 761): pharmacological activities and clinical
    applications. Paris, Elsevier, Editions Scientifiques, 1991:1187

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *