Đan sâm – Tăng tuần hoàn máu não và giảm các bệnh lý tim mạch

Đan sâm là vị thuốc quy có tác dụng bổ máu của dược liệu Việt Nam. Trong y học cổ truyền Đan sâm được xem có tác dụng thần kỳ như các dược liệu trong bài thuốc Tứ Vật Thang – một bài thuốc quý cổ phương về bổ huyết. Ngày nay Đan sâm được dùng là thành phần không thể thiếu trong công thức sản phẩm chữa các bệnh về tuần hoàn máu não, giúp tăng tuần hoàn máu não và ngoại vi.

Mục lục

Thông tin khoa học của đan sâm

Đan sâm có tên khoa học là Salvia mitiorrhiza Bunge, thuộc họ Bạc hà (Lamiaceaae). Vì dược liệu bên trong có màu đỏ nên được đặt tên là Đan sâm (Đan trong tiếng Hán có nghĩa là đỏ).

Bộ phận dùng của dược liệu là rễ. Rễ đan sâm có chứa một số nhóm hợp hoá học bao gồm nhóm phenol và acid phenolic (danshensu, acid rosmarinic..), các hợp chất diterpen (miltiron, tanshinon IIA, tanshinon IIB..). Đặc biệt hiện nay y học hiện đại đã phát hiện ra tác dụng giúp tăng tuần hoàn máu trong các hoạt chất  tanshinon IIA, tanshinon IIB.  Ngoài ra còn có các thành phần khác: β-sitosterol, tanin, vitamin E.

Tác dụng của Đan sâm theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, dược liệu đan sâm có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh tâm, can. Công năng, chủ trị chính được biết đến là hoạt huyết, thông kinh, giảm đau dùng chữa kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền (Trích Cây thuốc Việt Nam).

Tác dụng của đan sâm theo y học hiện đại

Ngày nay, các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh đan sâm có tác động trên tim, mạch và máu; giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và ngoại vi. Đây là loại dược liệu có hiệu quả cao đối với các bệnh lý về thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng tiền đình và đột quỵ.

Đan sâm giúp ức chế phì đại thất trái, giúp làm giảm các bệnh lý về tim mạch

Nghiên cứu của Qinghua Shang và cộng sự cho thấy hoạt chất quan trọng trong rễ cây đan sâm là Tanshinone IIA cho thấy tác dụng giãn mạch thông qua kênh K (+), làm giảm nồng độ Ca2+ trong tế bào cơ tim, điều chỉnh tình trạng tăng huyết áp và ức chế sự hình thành phì đại tâm thất.

Rễ cây đan sâm

Chống loạn nhịp tim

Hoạt chất Tanshinone  IIA có thể làm giảm biểu hiện của phân tử bám dính trong tiểu cầu máu để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Tan IIA có thể chặn kênh Ca2+ loại L, giảm nồng độ Ca2+ nội bào, cải thiện tình trạng quá tải canxi trong tế bào cơ tim giúp ngăn ngừa, điều trị rối loạn nhịp tim.

Làm tăng trương lực cơ tim

Tác dụng này do thành phần Tanshinone IIA ức chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn ức chế sự biểu hiện của yếu tố tăng trưởng khác nhau, gây ra sự biệt hóa, trưởng thành và apoptosis của tế bào cơ trơn mạch máu (VSMC), cải thiện chức năng và tình trạng của cơ trơn mạch máu.

Giảm xơ vữa động mạch

Tanshinone IIA ức chế tác động tiêu cực của Ang II lên sản xuất NO và biểu hiện eNOS trong các tế bào nội mô động mạch chủ, ức chế sản xuất ET-1 và apoptosis tế bào, tạo ra tác dụng bảo vệ trên nội mạc mạch máu. Từ đó giúp giảm hình thành mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tắc mạch và sự hình thành huyết khối.

Chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa huyết khối trong lòng mạch

Theo nghiên cứu của Li và cộng sự Tanshinone IIA trong đan sâm làm giảm độ nhớt của máu, chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu, ngăn ngừa huyết khối, giảm đáng kể số lượng tiểu cầu, với hiệu quả tương tự như aspirin. Từ đó có tác dụng hiệu quả trên việc ngăn chặn sự hình thành của cục máu đông.

Làm giảm nhồi máu cơ tim – nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

Hoạt chất Tanshinone IIA có thể giãn ra động mạch vành và tăng lưu lượng máu mạch vành, đó là có lợi cho việc giảm nhồi máu cơ timTanshinone IIA có thể phục hồi tim chức năng, giảm quá trình chết và viêm của tim.

Tác dụng giãn mạch, giúp tăng lưu thông máu tới mạch ngoại vi và tuần hoàn máu não

2 hoạt chất trong đan sâm là Sal B và Tan IIA có tác dụng giãn mạch thông qua con đường eNOS / NO. Được biết, ảnh hưởng của con đường eNOS / NO là một trong những chất trung gian chính gây giãn mạch ở động mạch vành. Sal B và Tan IIA kích hoạt quá trình phosphoryl hóa eNOS qua con đường AMPK / PI3K / Akt. Tan IIA ở tất cả các liều lượng và Sal B ở liều lượng cao gây giãn mạch đáng kể. Hoạt chất Sal B và Tan IIA trong đan sâm có tác dụng giãn mạch và tăng lưu thông tới mạch ngoại vi và tuần hoàn máu não

Lưu ýdo có tính chất hoạt huyết (tăng lưu thông tuần hoàn) nên dược liệu đan sâm không dùng được cho phụ nữ có thai và những người đang trong thời kì kinh nguyệt.

Đan sâm giúp tăng cường tuần hoàn máu não

Một số tác dụng khác

Ngoài những tác dụng tuyệt vời trên máu kể trên, đan sâm còn có những tác dụng hữu ích khác được nghiên cứu bao gồm:

           Tác dụng chống oxy hoá;

           Tác dụng chống viêm;

           Tác dụng hạ mỡ máu.

Bài viết trên đây một lần nữa đã chứng minh những tác dụng tuyệt vời của vị dược liệu này trên các bệnh lý về thiểu năng tuần hoàn não và tiền đình nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1). Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1, trang 732-738.

(2). Si Gaoa, Zhiping Liua, Hong Li a, Peter J. Little, Review Cardiovascular actions and therapeutic potential of tanshinone IIA , Atherosclerosis, Volume 220, Issue 1, January 2012, Pages 3-10.

(3). Qinghua Shang,, Tanshinone IIA:

(4). Pan C, Lou L, Huo Y, et al. Salvianolic acid B and tanshinone IIA attenuate

myocardial ischemia injury in mice by NO production through multiple pathways. Ther Adv Cardiovasc Dis 2011;5:99–111.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *