Kết quả nghiên cứu khoa học

Nữ lang – Dược liệu tạo giấc ngủ vàng cho người mất ngủ

Mất ngủ, trầm cảm là tình trạng bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là ở người trẻ ngày nay. Việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược chữa mất ngủ ngày càng được ưa chuộng do những hệ luỵ của việc dùng các thuốc tây y đem lại khi dùng kéo dài. Nữ lang là dược liệu có tác dụng chữa mất ngủ được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây nữ lang có tác dụng tốt trên hệ thần kinh.

Mục lục

Thông tin khoa học

Nữ lang có tên khoa học là Valeriana hardwickii Wall. Có nhiều loài khác cùng chi cũng có tác dụng tương tự như loài này (Valeriana officinalis L). Loài cây này đã được công nhận là cây thuốc và đưa vào Dược điển các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…

Nữ lang được xếp vào loại cây quý hiếm ở Việt Nam. Vài năm gần đây, cây đã được thu thập và trồng tại Trại thuốc Sa Pa – Viện dược liệu với kết quả tốt. Đây là loài cây ưa khí hậu ẩm mát ở vùng nhiệt đới núi cao. Bộ phận dùng của dược liệu này là rễ.

Cây Nữ lang

Thành phần hoá học: Rễ nữ lang có tinh dầu và mùi thơm đặc trưng ( Theo nghiên cứu của Đặng Hồng Vân và cộng sự năm 1973).

Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo y học học cổ truyền Nữ lang có vị ngọt, đắng, tính bình quy vào 2 kinh: tâm, can có tác dụng minh tâm, an thần, hoạt huyết, thông kinh. Cây nữ lang được nhân dân địa phương dùng làm thuốc an thần, giảm lo âu phiền muộn, chữa mất ngủ, động kinh, đau dạ dày (Theo GS  Đỗ Tất Lợi – Cây thuốc Việt Nam).

Tác dụng theo y học hiện đại

Theo những nghiên cứu mới của y học hiện đại, Nữ lang có nhiều tác dụng dược lý trên nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Trong đó tác dụng nổi bật ngày nay được khoa học quan tâm là tác dụng an thần.

Nữ lang – dược liệu có tác dụng an thần

Theo nghiên cứu y học hiện đại đánh giá tác dụng an thần của Nữ lang trên động vật, 2 hoạt chất chính được đánh giá có tác dụng là  là acid valerenic và valerenal. Ở mức liều 50 mg/ kg cho axit valerenic và valerenal trong nữ lang cho thấy tác dụng an thần đáng kể làm giảm hoạt động vận động. Hiệu quả đánh giá các hoạt chất trong Nữ lang cho tác dụng gần tương đương với chlorpromazine, diazepam và pentobarbital (các thuốc an thần trong tây y). 

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng axit valerenic trong Nữ lang có cơ chế tác dụng giống với pentobarbital trên tác dụng chống trầm cảm trung ươngCơ chế có liên quan đến sự ức chế enzym xúc tác phân hủy GABA (chất ức chế dẫn truyền thần kinh) trong não bởi hợp chất này và một số dẫn xuất của nó.

Chú ý  liều lượng lớn axit valerenic > 400 mg / kg  gây ra chảy máu ngoại vi, co giật và tử vong. (2)

Tại Việt Nam, theo GS Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đánh giá được hoạt chất axit valerenic và valerenal trong nữ lang có tác dụng ức chế thần kinh. 

Nữ lang giúp tăng cường lưu thông máu não

Thiểu năng tuần hoàn não là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, do thiếu cung cấp oxy cho các vùng của não bộ và các mao mạch nhỏ tại não.

Nữ lang giúp làm tăng lưu lượng mạch vành, tăng tưới máu tới não bộ và ngoại vi (Theo GS Đỗ Tất Lợi ) (1).

Nữ lang chống co thắt và chống tiêu chảy

Chiết xuất nước rễ từ rễ cây nữ lang ở mức liều (100 –300 mg / kg) làm giảm tiêu chảy. Thí nghiệm được sử dụng thuốc đối chứng Loperamid (thuốc trị tiêu chảy trong tây Y). Cơ chế tác dụng của Nữ lang do ức chế kênh Ca2+, do đó ức chế sự co thắt nhu động ruột, làm giảm tiêu chảy.

Các tác dụng khác của Nữ lang

Ngoài những tác dụng trên Nữ lang còn được biết đến với những tác dụng trên hệ tim mạch như làm tăng lưu lượng tuần hoàn mạch vành, làm hạ huyết áp trong thời gian ngắn.

Dược liệu Nữ lang có trong thành phần của Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ  Cikan an thần.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức mới về dược liệu Nữ lang, đặc biệt là vai trò của dược liệu này với giấc ngủ. Mọi thắc mắc quý khách có thể liên hệ số Hotline 1800.234.558 (miễn phí cước).

Tài liệu tham khảo

(1). Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 2, trang 484-485.

(2). PETER J. HOUGHTON, THE BIOLOGICAL ACTIVITY OF VALERIAN AND RELATED PLANTS

(3). Samra BashirAntispasmodic and Antidiarrheal Activities of Valeriana hardwickii Wall. Rhizome Are Putatively Mediated through Calcium Channel Blockade

 

Cikan có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x