Trí Nhớ Kém Có Thể Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Về Sức Khỏe Não Bộ

Trí nhớ kém là vấn đề mà nhiều người gặp phải, không chỉ ở người cao tuổi mà còn ở những người trẻ tuổi trong xã hội hiện đại. Bạn có thể quên mất một cuộc hẹn quan trọng, hay không thể nhớ lại những chi tiết nhỏ trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Cùng Cikan tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và cách điều trị để cải thiện trí nhớ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhé!

Hiểu rõ trí nhớ kém là gì?

Trí nhớ kém là tình trạng suy giảm khả năng ghi nhớ, tái hiện thông tin hoặc học tập những điều mới. Bạn không thể nhớ được các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ hoặc mới xảy ra. Hiểu đơn giản thì đây là tình trạng não bộ bị suy giảm chức năng ghi nhớ do tổn thương khu vực lưu trữ trí nhớ ở bán cầu não. Hoặc quá trình truyền tải thông tin về vỏ não bị ngưng trệ dẫn đến tình trạng hay quên, trí nhớ bị suy giảm.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở người lớn tuổi, người làm việc căng thẳng hoặc những người có lối sống không lành mạnh. Chúng diễn biến thầm lặng và nặng dần theo tuổi tác. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng với các bệnh sa sút trí tuệ nguy hiểm như: Alzheimer, teo não, sa sút trí tuệ,….

Nguyên nhân gây trí nhớ kém

Có nhiều nguyên nhân khiến trí nhớ bị suy giảm, bao gồm:

Do lối sống

  • Căng thẳng kéo dài: Stress từ áp lực cuộc sống, công việc khiến trí nhớ bị suy giảm.
  • Thiếu ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ. Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc khiến não hoạt động kém hiệu quả, trí nhớ kém.
  • Thiếu dinh dưỡng: Não bộ cần các dưỡng chất như omega-3, vitamin nhóm B, C và E,… để duy trì hoạt động. Nếu thiếu các chất này có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Trí nhớ kém do mắc các bệnh lý

  • Rối loạn tuần hoàn máu não: Máu lưu thông kém khiến não không nhận đủ oxy và dưỡng chất, làm giảm khả năng ghi nhớ.
  • Thoái hóa thần kinh: Các bệnh như Alzheimer, Parkinson hoặc suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) thường gây ra tình trạng mất trí nhớ.
  • Bệnh lý khác: Tiểu đường, huyết áp cao hoặc các rối loạn về tuyến giáp cũng có thể làm suy giảm chức năng não bộ.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Các triệu chứng thường gặp

Trí nhớ kém có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, từ những triệu chứng nhẹ dễ bị bỏ qua đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp:

  • Không nhớ được tên người mới gặp hoặc thông tin vừa được chia sẻ.
  • Dễ quên các chi tiết trong cuộc trò chuyện, hội họp, hoặc bài giảng.
  • Thường xuyên hỏi lại cùng một câu hỏi dù đã được trả lời.
  • Lặp lại những câu chuyện hoặc sự kiện trong thời gian ngắn mà không nhớ mình đã kể.
  • Gặp khó khăn khi cố gắng tập trung vào công việc hoặc học tập.
  • Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh, giảm khả năng hoàn thành công việc đúng hạn.
  • Hay để quên hoặc không nhớ mình đã đặt đồ vật ở đâu (chìa khóa, điện thoại, ví tiền…).
  • Gặp khó khăn trong việc tổ chức, quản lý thời gian hoặc thực hiện các kế hoạch đơn giản.
  • Cảm thấy bối rối hoặc mất tự tin khi đưa ra quyết định, tốn nhiều thời gian để suy nghĩ, phân tích các vấn đề đơn giản.
  • Dễ bị mất phương hướng, ngay cả ở những nơi quen thuộc.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Những hậu quả khôn lường khi bệnh trí nhớ kém kéo dài

Trí nhớ kém không chỉ gây ra những phiền toái thông thường mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

  • Suy giảm khả năng làm việc: Người bệnh gặp khó khăn trong việc quản lý công việc và các mối quan hệ xã hội.
  • Gia tăng nguy cơ trầm cảm: Mất trí nhớ kéo dài khiến người bệnh cảm thấy tự ti, lo âu, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Nếu không điều trị kịp thời, suy giảm trí nhớ có thể là bước khởi đầu của các bệnh thoái hóa não nghiêm trọng.
  • Dễ bị lạc đường, mất phương hướng, suy giảm khả năng phán đoán,…

Cách điều trị và phòng ngừa trí nhớ kém 

Suy giảm trí nhớ có thể được cải thiện nếu bạn phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp.  

Thay đổi lối sống

  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sâu, đủ giấc mỗi đêm giúp não bộ tái tạo và củng cố trí nhớ. Hãy tạo thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng/ngày. Tránh thức khuya và sử dụng điện thoại trước khi ngủ. 
  • Tập thể dục: Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, yoga, hoặc bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu đến não.
  • Quản lý stress: Thực hành thiền định, yoga hoặc các kỹ thuật thư giãn khác để giảm căng thẳng, cải thiện khả năng ghi nhớ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Uống đủ nước, hạn chế đường và các chất kích thích như rượu bia, cà phê.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ để phòng ngừa trí nhớ kém
    • Omega-3: Có trong cá hồi, cá thu, quả óc chó, hạt chia.
    • Vitamin và chất chống oxy hóa: Rau xanh, trái cây như việt quất, cam, bưởi.
    • Protein: Các loại hạt, đậu, trứng, và sữa.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, đặc biệt ở người lớn tuổi. Nếu trí nhớ kém nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu sa sút trí tuệ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được:

  • Chẩn đoán nguyên nhân.
  • Sử dụng thuốc điều trị thích hợp nếu cần theo chỉ định của bác sĩ.  
  • Tư vấn các liệu pháp trị liệu nhận thức hoặc tâm lý.

Rèn luyện trí não

Có rất nhiều trò chơi và bài tập giúp tăng cường trí não bạn có thể thực hiện như:

  • Đọc sách, chơi cờ, giải ô chữ,… để kích thích hoạt động não bộ.
  • Tập ghi nhớ thông tin bằng cách lặp lại hoặc sử dụng các kỹ thuật như ghi chú và sơ đồ tư duy.
  • Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm hoặc giao tiếp với bạn bè và gia đình. Các hoạt động xã hội giúp kích thích trí não, giảm nguy cơ trầm cảm và suy giảm trí nhớ.

Ngoài các biện pháp điều trị và phòng ngừa trên, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ an toàn và hiệu quả nhờ các thành phần thảo dược thiên nhiên. Hoạt huyết Cikan với chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên,  được sản xuất theo công nghệ EECV ưu việt của Đức. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Cổ phần Anvy, hỗ trợ:

  • Bổ máu, bổ huyết
  • Tăng cường tuần hoàn máu não.
  • Giảm các triệu chứng do trí nhớ kém gây ra.
  • An toàn cho sức khỏe và không gây tác dụng phụ.

Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe não bộ để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *