Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, không ít người trong chúng ta gặp phải tình trạng khó ngủ. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Khó ngủ là gì?
Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ suốt đêm. Bệnh không chỉ giới hạn ở việc khó vào giấc ngủ mà còn có thể bao gồm việc dễ thức giấc giữa đêm và ngủ chập chờn không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ sâu.
Tình trạng khó ngủ kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải và giảm khả năng tập trung trong công việc, học tập. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh, tim mạch, suy giảm trí nhớ, nhận thức. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh sẽ giúp mọi người tìm ra được các điều trị và phòng ngừa kịp thời.
Các triệu chứng của bệnh khó ngủ
Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ có thể tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bạn có thể gặp bao gồm:
- Khó bắt đầu giấc ngủ: Dành nhiều thời gian để nằm chờ giấc ngủ mà không ngủ được.
- Thức giấc giữa đêm: Dễ dàng bị thức giấc và khó khăn trong việc ngủ lại.
- Mất ngủ liên tục: Người bệnh có thể mất ngủ liên tục, không ngủ suốt thời gian dài.
- Hay gặp ác mộng hoặc giật mình khi ngủ: Khó ngủ khiến người bệnh hay gặp ác mộng và giật mình khi ngủ.
- Giấc ngủ nông, không sâu: Giấc ngủ chập chờn, dễ bị giật mình, thức giấc.
- Dậy sớm: Thức dậy sớm hơn dự kiến và không thể ngủ lại.
- Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.
- Khó tập trung: Gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ.
- Tâm trạng thay đổi: Dễ cáu gắt, lo âu và tâm trạng không ổn định.
Nguyên nhân gây khó ngủ
Theo khuyến nghị về giấc ngủ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thời gian ngủ của các đối tượng nhóm tuổi cụ thể như sau:
- Người trưởng thành (18 – 64 tuổi): Cần khoảng 7 – 9 giờ mỗi đêm.
- Thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi): Cần từ 8 – 10 giờ ngủ mỗi đêm. Hoặc có thể thay đổi trong khoảng 7 – 11 giờ/ngày.
- Trẻ em tiểu học (6 – 13 tuổi): Cần từ 9 – 11 giờ ngủ mỗi đêm.
- Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): Cần từ 10 – 13 giờ ngủ mỗi đêm.
- Trẻ nhỏ (1 – 2 tuổi): Cần từ 11 – 14 giờ ngủ mỗi ngày.
- Trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi): Cần từ 14 – 17 giờ ngủ mỗi ngày.
- Người cao tuổi: Nhóm tuổi này thường ngủ ít hơn, dao động khoảng 5 – 7 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ, có thể do yếu tố sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Khó ngủ ở người lớn
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người lớn chủ yếu do:
- Lối sống: Thức khuya, uống rượu, uống trà, cà phê đặc hoặc sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng) trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Môi trường sống: Nhiều tiếng ồn, cường độ ánh sáng quá cao.
- Sức khỏe tinh thần: tình trạng stress, trầm cảm, lo âu kéo dài.
- Mắc các bệnh lý: Đau đầu, thần kinh, co giật, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh rối loạn lo âu,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc cảm, thuốc say xe, thuốc corticoid,…
- Thay đổi lịch sinh hoạt: Làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ do đi công tác hoặc du lịch.
- Do di truyền hoặc cũng có thể không rõ nguyên nhân.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ nhỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Cụ thể:
- Mắc các bệnh lý: Viêm phổi, viêm họng, viêm thanh quản, tiêu chảy, sốt siêu vi, chứng ngưng thở khi ngủ,…
- Thói quen khi ngủ: Thức dậy quá muộn hoặc ngủ quá muộn, ngủ không đều, ngủ ngày quá nhiều,…
- Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thức ăn, đồ uống quá nhiều đường, cafein trước giờ ngủ,…
- Lo lắng, căng thẳng, áp lực học tập.
Khó ngủ ở phụ nữ mang thai
Do sự thay đổi về nội tiết trong quá trình mang thai khiến các bà bầu bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này thường gặp trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Nguyên nhân cụ thể là do: Tức ngực, buồn nôn, đau lưng, tiểu đêm nhiều, lo lắng, sự chuyển động của thai nhi,…
Các phương pháp điều trị bệnh
Điều trị khó ngủ bao gồm các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể sử dụng các biện pháp khác nhau. Cụ thể:
- Xây dựng thói quen ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy mỗi ngày theo giờ cố định giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể dễ dàng thích nghi và dễ vào giấc hơn.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Trước khi đi ngủ, hãy tránh xa các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể ức chế sự tiết melatonin – hormone giúp bạn dễ vào giấc.
- Tập luyện thể thao đều đặn vào buổi sáng hoặc chiều tối giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ sâu hơn vào ban đêm.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Tránh xa các chất kích thích như cafe, trà đậm và đồ uống có ga, cồn. Tránh dùng các thực phẩm cay, dầu mỡ, khó tiêu.
- Tạo không gian ngủ thoải mái, đảm bảo giường ngủ, gối, nệm sạch sẽ.
- Điều trị triệt để các bệnh liên quan: Tim mạch, đau nửa đầu, đau đầu, tiểu đường, đột quỵ, bệnh cơ xương khớp,…
Một số biện pháp phòng ngừa
Để hạn chế tình trạng khó ngủ và tăng cường chất lượng giấc ngủ, bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Tập tập yoga hoặc thiền trước khi đi ngủ.
- Giải toả tâm lý bằng các buổi trị liệu tâm lý.
- Châm cứu, bấm huyệt hoặc massage để bổ trợ thần kinh, xua tan mệt mỏi.
- Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ.
- Sử dụng các loại trà thảo dược.
- Nghe nhạc thư giãn trước khi đi ngủ.
- Xông tinh dầu giúp tinh thần thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ hơn: tinh dầu oải hương, cúc la mã, sả chanh,…
- Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại trước khi ngủ 30 phút.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ dù đã áp dụng các biện pháp trên thì có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược. Cikan An Thần là một lựa chọn tuyệt vời nhờ thành phần an toàn từ thiên nhiên, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ mà không gây tác dụng phụ. Giúp thư giãn hệ thần kinh, tạo cảm giác dễ chịu và tăng cường chất lượng giấc ngủ một cách an toàn.
Lời kết
Tình trạng khó ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện giấc ngủ của mình bằng các biện pháp kể trên. Đừng để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy hành động ngay hôm nay để có một giấc ngủ trọn vẹn và tinh thần sảng khoái mỗi ngày.