Hiện nay, tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ ngày càng phổ biến, tỉ lệ này đang gia tăng ở giới trẻ do áp lực công việc và căng thẳng cuộc sống. Người bệnh thường coi nhẹ biểu hiện này nhưng không biết rằng đây là những dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng và cách chấm dứt tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Mệt mỏi chán ăn mất ngủ là bệnh gì? Có nguy hiểm không.
Thường thì hiếm khi người bệnh chỉ bị mất ngủ mà không có các vấn đề sức khỏe khác kèm theo. Các biểu hiện khác thường là mệt mỏi, chán ăn , suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, sa sút thể lực. Mất ngủ đi kèm với các biểu hiện rối loạn khác, có nghĩa là mất ngủ đang tồn tại đồng thời với bệnh lý khác. Đôi khi đó là một triệu chứng của một bệnh mãn tính cần được điều trị trước hoặc trong khi điều trị chứng mất ngủ.
Ngay cả những bệnh nhiễm vi-rút thông thường như cúm cũng có thể gây ra chứng mất ngủ cấp tính, đây là một giai đoạn mất ngủ ngắn. Ngoài ra có rất nhiều bệnh nghiêm trọng có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ mãn tính. Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ để phòng tránh hoặc xử lý từ gốc của nguyên nhân gây mất ngủ.
Nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi chán ăn mất ngủ
Nguyên nhân do một số bệnh lý
Trầm cảm và lo âu thường đi kèm với chứng mất ngủ
Trầm cảm và lo âu là hai trong số những rối loạn tâm thần hàng đầu hiện nay. Theo một khảo sát tại Hoa Kỳ có khoảng 20% dân số đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu. Mất ngủ cũng là một biểu hiện hay gặp trong số những triệu chứng mà chứng rối loạn này có thể gây ra. Tuy nhiên rối loạn lo âu và trầm cảm có thể được điều trị bởi bác sĩ điều trị rối loạn tâm thần, nhờ đó cũng có thể điều trị chứng mất ngủ của bạn.
Bệnh tiểu đường có thể gây mất ngủ
Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là mất ngủ. Tệ hơn nữa, trong một vòng luẩn quẩn, mất ngủ có thể làm gia tăng tình trạng bệnh tiểu đường. Phản ứng của cơ thể khi bị mất ngủ tương tự như khi cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin.
Kháng Insulin được hiểu đơn giản là cơ thể ít phản ứng hơn với insulin, có nghĩa là ít đường được chuyển hóa thành glucose và lưu trữ trong cơ thể. Vì vậy lượng đường trong máu sẽ tăng cao và người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng hơn là mất ngủ. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và bạn đang khó ngủ, có lẽ đã đến lúc bạn nên nói chuyện với một chuyên gia về vấn đề bệnh lý và giấc ngủ của mình.
Bệnh về gan mật gây mất ngủ
Các tổn thương ở gan và mật làm cơ thể không thể đào thải các độc tố cũng như làm suy giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy khi mệt mỏi chán ăn mất ngủ đừng chủ quan mà hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về tình trạng sức khỏe của bạn
Suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận
Tuyến giáp có vai trò sản xuất hormon tuyến giáp, một chất trung gian có vai trò như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô trong cơ thể. Tuyến thượng thận tiết ra 2 loại hormone là catechamin và corticosteriod có tác dụng ổn định huyết áp, nhịp tim, kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, giải quyết căng thẳng, stress. Nên khi tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ xuất hiện thường xuyên và kéo dài có thể là biểu hiện tình trạng suy tuyến giáp hoặc suy tuyến thượng thận.
Nguyên nhân từ sinh hoạt hàng ngày
Mệt mỏi chán ăn mất ngủ do lối sống
Thói quen sinh hoạt, lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và thể trạng của con người. Các thói quen không tốt như: ăn ngủ không điều độ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, ít vận động, chế độ ăn không lành mạnh, sử dụng chất kích thích, rượu, cafein…
Các thói quen xấu sẽ làm cơ thể suy kiệt, mệt mỏi dẫn đến người bệnh chán ăn mất ngủ. Ngược lại các thói quen tốt như ăn uống lành mạnh, đi ngủ đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày lại có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe người bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ ngon hơn
Mệt mỏi chán ăn mất ngủ do các vấn đề tâm thần
Bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu thì sẽ xuất hiện tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ. Tuy nhiên, các tình trạng nhẹ hơn như căng thẳng, stress, áp lực cuộc sống, thường xuyên nổi nóng cũng dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ, vì vậy người bệnh cần chú trọng hơn tới sức khỏe tinh thần của mình.
Mệt mỏi chán ăn mất ngủ do các vấn đề về sức khỏe
Bệnh nhân mắc các bệnh lý thiếu máu não, rối loạn tiền đình, các bệnh về tiêu hóa, gan mật, các bệnh thận và tiết niệu, viêm, nhiễm trùng, ngoài các triệu chứng bệnh lý ra thì sẽ kèm theo tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ. Người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể để xử lý vấn đề này.
Mệt mỏi chán ăn mất ngủ do tuổi tác và giới tính
Người già ngoài nguyên nhân do các bệnh lý cụ thể vì tuổi tác gây mệt mỏi chán ăn mất ngủ thì các cơ quan trong thể đã vào thời kì lão hóa, hệ thống tiêu hóa và bài tiết tuy vẫn hoạt động nhưng hiệu quả thấp hơn nhiều dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi chán ăn mất ngủ.
Phụ nữ cũng là đối tượng dễ mắc phải tình trạng này, do các thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt và cả những thay đổi ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Điều trị mệt mỏi chán ăn mất ngủ
Điều trị theo tây y
Mệt mỏi chán ăn mất ngủ là biểu hiện bệnh lý của rất nhiều bệnh. Khi có bệnh cụ thể gây mất ngủ thì người bệnh nên đi khám và tuân theo hướng dẫn điều trị theo đơn của bác sĩ.
Khi bị mất ngủ mà không có nguyên nhân do bệnh lý cụ thể thì tây y cũng có những sản phẩm giúp người bệnh có giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây y trong thời gian dài cũng mang lại những tác dụng phụ, vì vậy người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng giảm liều theo ý muốn nếu không được tư vấn của nhân viên y tế.
Các thuốc Tây y trị mất ngủ thường được sử dụng là:
- Thuốc bình thần: Thường là Zolpidem, Clonazepam, Bromazepam,….Tác dụng kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh gây buồn ngủ, người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ
- Thuốc an thần: Thường là Olanzapine và Mirtazapine. Các loại thuốc này thường được kê đơn cho người bị mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài và khó khăn trong điều trị do thường xuyên bị stress, căng thẳng.
- Thuốc kháng histamin: Thường là Clorpheniramin và Dimedrol. Các loại thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh mất ngủ, buồn nôn, chán ăn do dị ứng và các bệnh ngoài da.
Điều trị theo đông y
Các phương pháp đông y được sử dụng để điều trị mệt mỏi chán ăn mất ngủ thường được biết đến và sử dụng rộng rãi là:
Châm cứu
Có một số bằng chứng cho thấy châm cứu có thể có lợi cho những người bị mất ngủ, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn. Hãy tìm 1 bác sĩ có chuyên môn về châm cứu để thực hiện nhé
Sử dụng các vị thuốc theo y học cổ truyền
Sử dụng dược liệu có tác dụng an thần gây ngủ, giúp người bệnh thư giãn giảm stress như: Trà tâm sen, trà hoa cúc, trà hoa nhài,..
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược
Thay vì sử dụng dược liệu theo những cách truyền thống như uống trà, nấu cùng thức ăn, sắc thuốc uống thì hiện nay đã có các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được điều chế từ dược liệu nhưng bằng công nghệ chiết xuất hiện đại giúp giữ lại đa phần dược chất có trong dược liệu. Công thức kết hợp từ nhiều loại dược liệu giúp tăng cường tác dụng của sản phẩm mà rất tiện lợi cho người bệnh sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Cikan an thần do công ty Anvy sản xuất, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc
Cách phòng tránh mệt mỏi chán ăn mất ngủ
Cách phòng tránh
- Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, phù hợp, ngủ nghỉ đúng giờ, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt
- Chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chú trọng hơn sự cân bằng về hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Đa dạng món ăn, mùi vị sẽ kích thích ăn ngon hơn
- Thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, tránh để bệnh diễn biến đến giai đoạn nặng hơn
Mất ngủ là một hiện tượng khá phổ biến. Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ chính là những biểu hiện hệ quả do mất ngủ kéo dài gây ra. Với những thông tin tổng quát như trên hi vọng bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh mất ngủ cũng như để hiểu được tình trạng bệnh của chính mình. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết hơn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.234.558 để được tư vấn cụ thể nhất