Về cơ bản, rối loạn tiền đình không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng khi không được điều trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân tác động đến diễn biến của nhiều bệnh lý khác. Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, có chữa khỏi hoàn toàn được không trong bài viết sau đây.
Hậu quả và biến chứng có thể gặp của bệnh rối loạn tiền đình
Giảm chất lượng cuộc sống
Về cơ bản, rối loạn tiền đình không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng khi không được điều trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác. Điển hình trong đó có thể kể đến như:
– Rối loạn tiền đình làm cho việc đi lại hàng ngày gặp nhiều khó khăn, cơ thể mệt mỏi, sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Không những thế, cũng vì điều này mà người bệnh lười vận động từ đó dễ mắc các bệnh lý khác.
– Xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu gây cản trở đến khả năng tập trung khi làm việc.
– Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh, đôi khi có thể gây ra các triệu chứng tâm lý trầm cảm.
– Có nguy cơ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
Suy giảm trí nhớ
Rối loạn chức năng tiền đình có thể gây ra sự kém tập trung, suy giảm trí nhớ và mệt mỏi. Vì để giữ cho cơ thể thăng bằng hoặc duy trì tư thế đứng thẳng, não cần phải làm việc nhiều hơn. Từ đó đó ảnh hưởng đến các chức năng khác của não. Kết quả sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.
Chóng mặt, mất cân bằng và phương hướng
Rối loạn tiền đình phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt. Người bệnh có cảm giác lâng lâng hoặc mất cân bằng. Nói chung, trong các tổn thương ngoại vi, chóng mặt là dấu hiệu xảy ra nhiều nhất. Đi kèm với đó, người bệnh có thể gặp tình trạng nhìn đôi, rung giật nhãn cầu dọc hoặc mất điều hòa chi…
Thay đổi thính giác
Các vấn đề về thị lực thường gặp ở bệnh rối loạn tiền đình như nghe kém, ù tai, nặng tai thường xảy ra ở bên tổn thương ngoại vi
Triệu chứng liên quan đến tim
Tức ngực, đổ mồ hôi, hồi hộp và các triệu chứng tim mạch khác xảy ra do sự sự ảnh hưởng của chức năng tiền đình. Đôi khi những biểu hiện này bị đánh giá nhầm sang một bệnh lý khác.
Ảnh hưởng đến thị giác
Một vấn đề với hệ thống tiền đình chẳng hạn như viêm dây thần kinh có thể thay đổi cách hai hệ thống tiền đình và thị giác phối hợp hoạt động cùng nhau.
Người bệnh trở nên nhạy cảm hơn nhiều với bất kỳ vấn đề thị lực nào. Họ cũng gặp nhiều triệu chứng như khó khăn chuyển động, cử động đầu, nhìn theo đồ vật, hoa mắt…
Vì sao rối loạn tiền đình dễ dẫn đến biến chứng đột quỵ?
Hiện nay, rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến. Nó không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà những đối tượng trẻ cũng đang có nguy cơ mắc phải cao. Nguyên nhân là do sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc, môi thường làm việc, tâm lý căng thẳng, áp lực trong cuộc sống…
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thiếu máu não là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn tiền đình. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não hoặc từ các yếu tố môi trường ngoài…
Tình trạng thiếu máu lên não xuất hiện khi động mạch đưa máu lên não gặp vấn đề do huyết áp thấp, xơ vữa, thoái hóa cột sống cổ… Điều này khiến cho nó bị chèn ép, thu hẹp và không thực hiện tốt nhiệm vụ mang máu đến nuôi não.
Mạch máu não là bộ phận có cấu trúc vô cùng đặc biệt và phong phú. Nó có thể nhận tới 20 đến 25% lượng máu trong cơ thể để nuôi não. Bộ phận này, sẽ liên tục diễn ra các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Theo đó, nó cũng liên tục sinh ra nhiều gốc tự do.
Các gốc tự do tấn công lên nội mạc của mạch máu, khiến thành mạch bị tổn thương, tạo điều kiện cho các chất béo, cholesterol… lắng đọng, gây ra những mảng xơ vữa. Cũng chính vì thế mà não không được nhận đủ máu và gây ra rối loạn tiền đình. Và là lý do phổ biến nhất dẫn đến chứng đột quỵ, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Vậy rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?
Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi trị rối loạn tiền đình.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não. Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi bệnh viện khám vì đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch … cần chú ý kiêng khem trong ăn uống nhưng không kiêng khem thái quá để tránh bị suy dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc bệnh không nên lạm dụng rượu bia, cần uống đủ nước hằng ngày. Người lớn tuổi cũng nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Đồng thời, người bệnh nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.
Rối loạn tiền đình có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần điều trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.
Nguyên tắc áp dụng trong điều trị rối loạn tiền đình:
Điều trị triệu chứng
Triệu chứng quan trọng nhất cần điều trị đầu tiên với người bị rối loạn tiền đình là triệu chứng chóng mặt. Hiện có bốn phương pháp điều trị chính cho các thể chóng mặt khác nhau:
– Liệu pháp vật lý với các bài tập tiền đình hoặc các thủ thuật phóng thích thạch nhĩ. Các thủ thuật Semont, thủ thuật Semont cải tiến, thủ thuật Epley, bài tập Brandt – Daroff thường được ứng dụng đối với chóng mặt kịch phát tư thế lành tính.
– Liệu pháp dược lý.
– Phẫu thuật.
– Liệu pháp tâm lý.
Một số thuốc sau có tác động tốt tới chóng mặt như:
– Thuốc có tính kháng histamin: Flunarizin, Diphenylamin, Cinnarizin Diphenydramin, Betahistin.
– Nhóm Benzodiazepin.
– Một số thuốc chống co giật, động kinh, ví dụ Acid valproic, Carbamazepin, Gabapentin, Topiramat.
– Thuốc chống co cơ: Myolastan, Myonal, Mydocalm, Décontractyl, Neuriplège, Lioresal.
– Thuốc co mạch: Ergotamin, Triptan.
– Thuốc giãn mạch: Piribedil, Vincamin.
– Thuốc điều hòa tuần hoàn não: Piracetam…
– Thuốc tác động thần kinh trung ương: Tanganil (acetyl – DL – leucin)
– Thuốc chống nôn: Metoclopramid, Ondansetron.
Liệu pháp đặc trị
Để xử lý dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình thì người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị trực tiếp nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị triệu chứng kết hợp các bài tập tiền đình cũng là những biện pháp cần được áp dụng và tuân thủ đều đặn, kiên trì vì với những tổn thương thực thể và chức năng của hệ thống tiền đình cần có thời gian để tổ chức phục hồi về trạng thái bình thường.
Trong việc điều trị sự lựa chọn các phương thức thích hợp bao gồm cả phẫu thuật và phục hồi chức năng sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Có thể nói chóng mặt là một vấn đề cần được giải quyết theo cách tiếp cận liên khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bản thân bệnh rối loạn tiền đình không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng những hệ lụy do các triệu chứng của bệnh thì lại có ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Với những kiến thức chia sẻ trên đây hi vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ phần nào về bệnh của mình và định hướng điều trị phù hợp giúp bệnh cải thiện rõ rệt. Nếu còn bất kể thắc mắc nào hãy gọi về tổng đài miễn cước 1800.234.558 để được tư vấn đầy đủ hơn.