Kiến thức bệnh học

Rối loạn tiền đình – khái niệm, triệu chứng và nguyên nhân thường gặp

Rối loạn tiền đình là căn bệnh dễ mắc ở người già, tuy nhiên hiện nay căn bệnh này đang được trẻ hóa và đang là vấn đề của rất nhiều người trẻ. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị nhanh chóng, hiệu quả cho căn bệnh này như nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì ?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò điều hòa cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình…
Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Dấu hiệu rối loạn tiền đình
Khi hệ thống tiền đình bị lão hóa hoặc tổn thương do bệnh lý liên quan, những triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện:
Chóng mặt, đau đầu choáng váng
Đi lại khó khăn, phối hợp tay chân không nhịp nhàng
Hoa mắt giảm thị lực
Ù tai, rối loạn thính lực
Suy giảm trí nhớ, khó tập trung, giảm khả năng chú ý
Tùy mỗi người mà xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu ở trên với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các triệu chứng này có thể gây hưởng đến cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, lao động của người bệnh do giảm khả năng tập trung, giảm chú ý, lo lắng quá mức. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường xuyên hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

Mục lục

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Bệnh sinh rối loạn tiền đình thực chất là sự rối loạn hoặc tắc nghẽn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình gây nên bởi các nguyên nhân sau:
– Người bệnh bị thiếu máu lên não dẫn đến thiếu máu nuôi hệ thống tiền đình gây ra suy giảm chức năng tiền đình, lâu dần có thể gây tổn thương tiền đình vĩnh viễn.
– Tổn thương dây thần kinh số VIII hoặc tổn thương động mạch nuôi dưỡng cơ quan tiền đình, tổn thương tai trong dẫn đến tổn thương tiền đình.
– Mệt mỏi stress kéo dài làm tăng tiết cortisol gây suy giảm chức năng hệ thống tiền đình, làm hệ thống tiền đình không nhận được thông tin chính xác.

Điều trị rối loạn tiền đình

Hiện nay điều trị rối loạn tiền đình đang chủ yếu theo hai phương pháp Tây y và Đông y.

Điều trị bằng phương pháp tây y

Các thuốc Tây y đang được sử dụng điều trị rối loạn tiền đình gồm các nhóm thuốc sau:
– Nhóm thuốc glucocorticoid: methylprednisolon chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình.
– Nhóm thuốc an thần: diazepam, lorazepam… dùng trong mấy ngày đầu bị chóng mặt để giảm lo lắng cho bệnh nhân.
– Nhóm thuốc ức chế kênh canxi, đặc biệt chọn lọc với mạch máu não: flunarizine (Sibelium), cinnarizine (Stugeron).

Điều trị rối loạn tiền đình bằng Tây y thường có hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt của bệnh nhân, phương pháp này phù hợp cho những người bị rối loạn tiền đình cấp hoặc muốn giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên khi người bệnh dùng lâu dài thường hay đem theo nhiều tác dụng phụ.

Điều trị bằng bài thuốc đông y thông dụng

Một số bài thuốc đông y hay sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình

Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị

Thục địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Đan bì 12g, Bạch linh 12g, Trạch tả 12g, Kỷ tử 10g, Cúc hoa 10g, Bạch thược 12g, Hà thủ ô 10g, Thạch quyết minh 10g, Mẫu lệ 12g.
Bài thuốc: Thiên ma Câu đằng ẩm
Thiên ma 8g, Câu đằng 12g, Thạch quyết minh 12g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Tang ký sinh 12g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 10g, Đan bì 12g, Long đởm thảo 10g, Long cốt 08g, Mẫu lệ 10g.

Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang

Bán hạ 10g, trần bì 10g, Bạch linh 12g, Cam thảo 6g, Bạch truật 12g, Trạch tả 12g, Thiên ma 10g, Chỉ thực 10g, Sinh khương 3 lát.
Ngoài những bài thuốc được sử dụng điều trị rối loạn tiền đình thì có một số bài thuốc thức ăn dùng có lợi trong điều trị bệnh:
– Trà Trần bì: Trần bì 10g, trà 5g hãm uống thay nước hàng ngày.
– Nước sắc râu ngô: Râu ngô 30g, cho nước 300ml sắc còn 150ml, uống lúc đói (trị đàm ẩm)
– Nấm mộc nhĩ trắng 15g (mộc nhĩ ngâm nước một đêm cho nở), thịt lợn nạc 50g, táo đỏ 10 quả gia nước hầm chín, ăn hàng ngày (trị chứng hư huyễn).

Rối loạn tiền đình tùy không phải là căn bệnh nguy hiểm chết người ngay nhưng là một bệnh mãn tính, dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Người bệnh cần hiểu rõ về bệnh của mình để theo dõi sức khỏe và thăm khám tại các cơ sở y tế kịp thời và được điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra cần chú ý thói quen sinh hoạt và vận động để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.234.558 để được các chuyên gia sức khỏe tư vấn cụ thể hơn.

Cikan có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x