Sai lầm khi chữa rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh với các biểu hiện bệnh lý đặc trưng là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Nhưng đó không phải là tất cả. Có nhiều sai lầm khi chữa rối loạn tiền đình dẫn đến tình trạng bệnh lâu khỏi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh này rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gì?

Tiền đình là tên gọi của một hệ thống nằm ở vị trí phía sau ốc tai bao gồm hai phần là các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự. Nó có chức năng vô cùng quan trọng đó là giữ cho cơ thể được thăng bằng khi thực hiện các chuyển động khác nhau như đi lại, xoay người, cúi người… và được điều khiển bởi dây thần kinh số 8. Ngoài ra nó còn giúp duy trì tư thế, dang bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình được gọi là hội chứng bởi nó gồm nhiều các triệu chứng khác nhau. Hội chứng rối loạn tiền đình còn gọi là tổn thương dây thần kinh số 8 làm cho thông tin dẫn truyền về não bị sai lệch. Điều này làm cho cơ thể bị mất thăng bằng, chóng mắt, hoa mắt, ù tại, buồn nôn… Hoặc hệ thống máu nuôi dưỡng tiền đình ốc tai kém khiến cho hoạt động của nó cũng bị sai lệch dẫn đến những triệu chứng trên.

Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Bênh này có nhiều các triệu chứng khác nhau trong đó có các triệu chứng gần giống với bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não nên dễ gây nhầm lẫn dẫn tới việc điều trị không kịp thời.

Tại sao điều trị rối loạn tiền đình mãi không khỏi?

Rất nhiều người đã điều trị rối loạn tiền đình tuy nhiên không khỏi hoàn toàn được các triệu chứng, hoặc hay bị tái phát lại. Vậy sai lầm khi chữa rối loạn tiền đình là gì khiến bệnh không dứt điểm được?

– Tự mình đoán bệnh: Tự đoán bệnh sau đó mua thuốc uống theo kinh nghiệm của bản thân mà không có sự thăm khám hoặc tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ giàu kinh nghiệm.

– Nhầm lẫn với thiểu năng tuần hoàn não: Khi có những triệu chứng ban đầu của rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… nhầm tưởng bị thiếu máu não và uống các dòng hoạt huyết. Nhưng tình trạng không cải thiện, các triệu chứng thường xuyên tái phát …

– Lạm dụng thuốc Tây: Thói quen lạm dụng thuốc tây quá lâu khiến tình trạng bệnh càng nguy hiểm hơn, khi không uống thuốc bị tái phát và nặng hơn. 

– Dùng thuốc không điều độ, không triệt để: Thường đi bác sĩ hay uống thuốc khi bệnh tình đã nặng khiến cho việc điều trị khó khăn hơn

Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay

Bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và phục hồi hoàn toàn nếu chúng ta tìm được ra đúng nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Nếu không thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, tốn nhiều tiền bạc và thời gian, lại còn để lại những biến chứng nặng khó lường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị gồm có:

– Điều trị nguyên nhân: Đây là điều trị căn bản được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật, phương pháp khác nhau tùy vào nguyên nhân. Ví dụ như sử dụng thuốc, phẫu thuật, châm cứu, bấm huyệt.

– Điều trị triệu chứng: Các triệu chứng quan trọng là chóng mặt, buồn nôn. Lúc này có thể sử dụng các thuốc bổ bão, tăng cường lưu thông máu lên não, thuốc chống nôn và một số thuốc đặc hiệu khác.

– Phục hồi chức năng bằng các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích vận động và sự nhạy bén của tiền đình, bài tập thăng bằng.

– Tập luyện thể dục thể thao: Chúng ta có thể kết hợp điều trị với việc tập luyện thể dục thể thao để nâng cao hiệu quả.

– Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai.

– Phẫu thuật: Là phương pháp được đưa ra cuối cùng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Và các bác sĩ cũng dựa vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để tiến hành chỉ định phẫu thuật.

Phòng bệnh rối loạn tiền đình đúng cách

Người ta thường nói “phòng còn hơn chống” để nói về việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bằng những biện pháp sau:

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể, tăng cường chức năng các cơ quan nhất là các bài tập giữ thăng bằng.

– Luôn luôn giữ một tinh thần thoải mái, không lo âu, căng thẳng. Thái độ sống lạc quan.

– Không nên đọc sách báo, xem điện thoại khi đang ngồi trên xe ô tô, tàu… Khi thấy chóng mặt thì nên nằm ngay.

– Uống đầy đủ nước.

– Bổ sung các loại thực phẩm tốt giàu acid folic, chất xơ, vitamin C, vitamin D, vitamin B6, Folate… Hạn chế dùng các loại mỡ động vậy, bộ và kem sữa bò.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

– Tránh những vận động mạnh vùng đầu cổ.

– Không nên quay cổ hay thấy đổi tư thế một cách đột ngột.

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm bệnh.

Rối loạn tiền đình ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy cần tìm hiểu đúng bệnh tránh mắc những sai lầm khi chữa rối loạn tiền đình để tìm được các phương pháp điều trị thích hợp để trị dứt điểm nó là điều vô cùng cần thiết. Nếu quý vị còn thắc mắc về những thông tin bệnh lý, hãy để lại thông tin hoặc gọi tới số tổng đài miễn cước 1800 234 558 (miễn cước) để được đội ngũ nhân viên y tế tư vấn nhé. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *