Kết quả nghiên cứu khoa học

Đương quy – Dược liêu giúp giãn mạch và tăng tuần hoàn máu

Từ xa xưa Đương quy đã được biết đến là một vị dược liệu quý và được đặt cho một cái tên mỹ miều: Nhân sâm của phụ nữ và được sử dụng trong nhiều đơn thuốc bổ. Y học hiện đại đã chứng minh Đương quy có tác dụng giãn mạch và tăng tuần hoàn máu não, được dùng trong các bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về vị dược liệu bổ dưỡng này trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Thông tin khoa học của Đương quy

Đương quy có tên khoa học là Angelica spp, thuộc họ Hoa Tán. Hiện nay có 2 loại đương quy được sử dụng là Đương quy Trung Quốc (Angelica sinensis) và đương quy Nhật bản (Angelica  acutiloba).

Cây Đương quy

Bộ phận sử dụng của Đương quy là rễ.

Các thành phần hóa học được xác định trong rễ Đương quy là: Tinh dầu, coumarin, acid amin, vitamin và các khoáng chất.

Trong rễ cây Đương quy có nhiều hoạt chất quý tốt cho sức khỏe

Tác dụng của Đương quy theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, dược liệu Đương quy có vị ngọt, cay, ôn. Quy kinh Can Tâm Tỳ.

Đương quy có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều hoà khí huyết. Dùng chữa các bệnh kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay nhọt lở loét  (theo Cây thuốc Việt Nam).

Ngày nay theo những nghiên cứu mới nhất đương quy được đánh giá có những tác dụng quý trên máu, giúp tăng tạo máu và tăng cường tuần hoàn máu não. Nhờ những tác dụng này mà Đương quy là một dược liệu dùng điều trị thiểu năng tuần hoàn não khá hiệu quả.

Tác dụng của Đương quy theo y học hiện đại

Ngày nay khoa học đã chứng minh một sự hình thành các cục máu đông trong lòng mạch là 1 trong những nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn máu não. Thậm chí ở mức độ nguy hiểm hơn có thể gây ra đột quỵ. Dược liệu Đương quy theo nghiên cứu có tác dụng cải thiện bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não do có tác dụng làm giãn mạch.

Tác dụng làm giãn mạch của Đương quy

Tinh dầu trong rễ Đương quy làm giãn của các mạch ngoại vi và mạch vành cũng như tăng lưu lượng máu và giảm đáng kể mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Nghiên cứu đánh giá ở mức liều 50 mg/kg dùng đường tiêm tĩnh mạch của thành phần tinh dầu trong rễ đương quy cho thấy tác dụng làm hạ huyết áp trên chó (177/130 mmHg giảm còn 155/110 mmHg).

Cơ chế của việc làm tăng lưu lượng tuần hoàn não còn do tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông của đương quy.

Đương quy giúp chống kết tập tiểu cầu, hạn chế hình thành cục máu đông

Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã chỉ ra rằng chất chiết xuất từ ​​rễ đương quy ức chế tiểu cầu tập hợp và có hoạt tính chống huyết khối. Nước chiết xuất từ ​​rễ ở mức liều (200mg / ml) hoặc thành phần acid ferulic trong rễ đương quy ở mức liều (0,4mg / ml) có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu trong thí nghiệm trong ống nghiệm.

Thí nghiệm khác trên động vật chứng minh thành phần acid ferulic trong Đương quy ở liều  20 g / kg có khả năg ức chế kết tập tiểu cầu.

Đương quy làm tăng cường tạo máu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu đặc biệt ở phụ nữ

Từ xưa đương quy là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Ngày nay khoa học hiện đại đã tìm ra được trong rễ đương quy có các thành phần Polysaccharide làm tăng lượng hemoglobins trên chuột máu chuột (13,7 g/dL) và tăng số lượng hồng cẩu hồng cầu (7,8 triệu/mm3)  sau 28 ngày sử dụng

Ngoài ra polysaccharid chiết xuất từ Đương quy có thể tăng cường tạo máu bằng cách kích thích các đại thực bào, nguyên bào sợi và tế bào lympho trong mô cơ và tạo máu để tiết ra yếu tố tăng trưởng tạo máu .

Tác dụng kiểu oestrogen làm giảm các biểu hiện bốc hoả ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Sơ bộ thử nghiệm các chất chiết xuất từ rễ Đương quy đã chứng minh rằng chất chiết xuất methanol của rễ Đương quy có tác động kiểu “serotonergic” hoạt động, do đó có các tác dụng dược lý liên quan đến việc cải thiện các triệu chứng của tâm trạng, hành vi và bốc hỏa cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Tác dụng bảo vệ dạ dày giúp làm lành các vết loét

Thành phần polysaccharide trong rễ đương quy làm có tác dụng chữa lành vết thương trên niêm mạc dạ dày. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả nhận thấy rằng chiết xuất polysaccharide thúc đẩy chữa lành vết loét trên mô hình động vật. Diện tích vết loét đã giảm. Điều này đi kèm với sự gia tăng đáng kể tổng hợp chất nhầy khi so sánh với đối chứng.

Ngoài những tác dụng đặc biệt trên máu kể trên, Đương quy còn được biết với nhiều tác dụng có ích khác.

Đương quy có tác dụng chống co thắt ức chế các biểu hiện hen suyễn và co thắt ở lợn guinea, gây ra bởi acetylcholine và histamine với liều tiêm tĩnh mạch 0,08 mg/kg, bằng ligustilide với liều 0,14 mg/kg.

Hy vọng với những thông tin do chúng tôi cung cấp đã mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích về vị dược liệu được mệnh danh là “Nhân sâm của phụ nữ”- Đương quy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Assessment report on Angelica sinensis (Oliv.) Diels,radix
  2. List of references supporting the assessment of Angelica sinensis (Oliv.) Diels, radix
  3.  Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1. Trang 833-840.

 

 

 

 

 

 

 

 

Cikan có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x