Rối loạn tiền đình là bệnh lý khiến người bệnh có cảm giác mất thăng bằng, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng lảo đảo… Bệnh rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Vậy khi bị rối loạn tiền đình người bệnh có thể sử dụng các biện pháp đơn giản để chữa bệnh tại nhà không? Hãy cùng chúng tôi đi vào từng biện pháp cụ thể trong nội dung bài viết sau.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau của hai bên hốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, giữ thăng bằng và kết hợp cử động mắt với đầu và thân thể. Khi chúng ta cử động, di chuyển cúi, xoay người… thì tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để đảm bảo cơ thể luôn được giữ cân bằng.
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp tây y, hiện nay có nhiều biện pháp hỗ trợ người bị rối loạn tiền đình áp dụng chữa bệnh ngay tại nhà. Bao gồm từ chế độ ăn uống (từ cách chọn thực phẩm cho đến cách chế biến), các vị thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh rất phong phú, các bài luyện tập cụ thể hay các biện pháp mát xa bấm huyệt…
Chế độ ăn uống là một biện pháp can thiệp hàng đầu
Những loại thực phẩm nên bổ sung
Người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin thiết yếu. Một số loại thực phẩm cụ thể gồm:
Thực phẩm giàu chất xơ
gồm các loại rau có màu xanh đậm và hoa quả tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, cải bó xôi, súp lơ, cà chua, bí ngô, cam, chanh, quýt, bưởi.
Thực phẩm giàu các vitamin thiết yếu
Bổ sung vitamin giúp tăng cường dưỡng chất cho hệ thống tiền đình, giúp giảm các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và khắc phục tình trạng xơ cứng tai thường gặp ở bệnh tiền đình.
Một số loại vitamin bổ ích cho hệ thống tiền đình não bộ:
- Axit folic (vitamin B3) tăng cường dưỡng chất cho thần kinh và não bộ. Axit folic có nhiều trong các thực phẩm như rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu trắng, lạc…
- Vitamin B6 tốt cho hệ thần kinh, có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt gà bỏ da, cá, các loại trái cây như táo chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân và các loại ngũ cốc.
- Vitamin C giúp hạn chế quá trình thoái hoá tế bào thần kinh của não bộ, có nhiều trong các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa và các loại rau quả như rau cải xoăn, súp lơ xanh, cà chua và ớt đỏ.
- Vitamin D có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc và các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành…).
Những loại thực phẩm nên tránh
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung thì người bệnh cũng nên chú ý hạn chế sử dụng những thành phần có hại cho thần kinh tiền đình và não bộ như các chất kích thích.
- Caffeine: làm tăng chứng ù tai ở người bệnh
- Rượu, bia: tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu
- Nicotine trong thuốc lá: làm giảm lượng máu cung cấp đến tai
- Chất béo: như mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem… dễ làm tắc tĩnh mạch và khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
- Kiêng các loại thực phẩm chế biến nhiều đường, nhiều muối, nhiều bột ngọt, dư thừa chất béo, đạm vì sẽ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy…
- Không ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn…
Người bệnh cũng cần ghi nhớ thêm một vài lưu ý khác trong vấn đề ăn uống gồm
- Không bỏ bữa, không ăn tối quá muộn và không ăn những loại thực phẩm khó tiêu hóa.
- Ăn uống điều độ và vừa phải, đảm bảo bổ sung đủ các chất cần thiết, không nên dư thừa quá mức vì sẽ dễ gây tăng cân, béo phì dễ bị uể oải, mệt mỏi và làm tăng nặng các triệu chứng rối loạn tiền đình.
- Uống đủ 1 – 2 lít nước/ ngày tùy theo từng người, thay đổi nhiều loại nước khác nhau để tăng khẩu vị gồm nước lọc, nước ép trái cây, sữa…
Các món ăn giúp chữa rối loạn tiền đình
Để cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiền đình mà không cần dùng thuốc, người bệnh hãy bổ sung ngay các món sau đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình:
-
Óc heo hấp lá ngải cứu
-
Theo các nghiên cứu, óc heo rất giàu khoáng chất, có vị ngọt, tính hàn với tác dụng giảm đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh, giúp máu thông lên não, nhờ đó phục hồi chức năng tiền đình hiệu quả. Món này nên ăn nóng và ăn liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.
-
Canh sườn non lá đinh lăng
-
Đinh lăng vốn có khả năng hoạt huyết dưỡng não, hỗ trợ chức năng tiền đình thực hiện tốt quá trình tiếp nhận thông tin và phối hợp hoạt động. Đồng thời, sử dụng lá đinh lăng còn giúp giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện trí nhớ, khắc phục rối loạn tiền đình và bồi bổ chống suy nhược cơ thể.
-
Chè nhãn hạt sen
-
Long nhãn và hạt sen là hai vị thuốc quý trong Đông y có vị ngọt, tính ôn với khả năng bồi bổ khí huyết, ích tâm kiện tỳ, an thần, giảm stress, cải thiện trí nhớ và khắc phục các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả. Món này có thể ăn lạnh để đem lại cảm giác thanh mát.
- Ngoài ra, món canh mộc nhĩ thịt xay, óc heo trứng gà rán… cũng là những món ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả, đơn giản dễ làm tại nhà bạn không nên bỏ qua.
Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học là cách chữa tiền đình hiệu quả
Nhằm giúp cải thiện bệnh rối loạn tiền đình hay để duy trì hiệu quả cho các phương pháp điều trị khác thì việc tạo cho bản thân những thói quen sinh hoạt khoa học nên được người bệnh thực hiện. Cụ thể bao gồm
- Tập luyện thể dục mỗi ngày bao gồm đi bộ, đi xe đạp, tập yoga và tập dưỡng sinh.
- Bài tập chữa rối loạn tiền đình: áp dụng các bài tập dành riêng cho mắt, đầu và toàn thân giúp cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu. Các bài tập vẩy tay, xoa bóp bấm huyệt.
- Không thay đổi tư thế đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột vì tình trạng giữ thăng bằng kém sẽ khiến bạn chóng mặt, thậm chí té xỉu.
- Dùng gối cao vừa phải khi ngủ giúp máu có thể tuần hoàn tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy lên não khiến bạn đau đầu, khó thở, xây xẩm mặt mày.
- Sinh hoạt điều độ như ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, gây ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.
- Tránh ngồi quá lâu liên tục mà cứ khoảng 1-2 tiếng bạn nên đứng dậy đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn để tránh gây căng thẳng cho thần kinh
- Ngâm chân trước khi đi ngủ giúp lưu thông tuần hoàn, giảm tê bì chân tay.
Trên đây là một trong những phương pháp chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc phổ biến và hiệu quả nhất. Ngoài ra khi bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà các triệu chứng cải thiện không nhiều thì bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị từ thảo dược.
Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược đây sẽ là một lựa chọn an toàn mà người bệnh có thể sử dụng mà không cần phải dùng đến thuốc tân dược nhưng vẫn có thể đạt được những hiệu quả rất rõ rệt.
Nếu cần tư vấn đầy đủ hơn về bệnh rối loạn tiền đình hãy gọi đến tổng đài miễn cước 1800.234.558 để được cung cấp thông tin cập nhật và chi tiết nhất