Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người. Việc thiếu ngủ không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra, triệu chứng thường gặp sẽ giúp mọi người tìm được cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Mất ngủ là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn sau những khoảng thời gian làm việc và học tập mệt mỏi. Người bình thường ngủ trung bình từ 7- 8 tiếng/ngày. Trong đó giấc ngủ phải đủ sâu, đảm bảo đủ về thời gian và cảm thấy thỏa mái, khỏe khoắn sau khi thức dậy.
Mất ngủ là một dạng của rối loạn giấc ngủ khiến bạn gặp khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ. Hoặc khi giấc ngủ không đủ sâu, không mang lại cảm giác nghỉ ngơi sau khi thức dậy. Từ đó khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bao gồm 2 sau:
- Mất ngủ cấp tính (ngắn hạn): Xảy ra tại một số thời điểm nào đó, không thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng hoặc gặp chuyện đau buồn. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần nhưng không quá 1 tháng.
- Mất ngủ mãn tính (dài hạn): Tình trạng này thường kéo dài ít nhất một tháng, diễn ra liên tục, thường xuyên. Nguyên nhân có thể là do liên quan đến dạng bệnh nào đó hay loại các loại thuốc đang uống.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, cả khách quan và chủ quan. Có thể kể đến như:
Căng thẳng và lo âu
Áp lực công việc, gia đình hoặc các vấn đề tài chính có thể khiến tâm trí bạn lo lắng, suy nghĩ nhiều. Từ đó dẫn đến khó đi vào giấc ngủ.
Vấn đề sức khỏe
Một số bệnh lý như đau xương khớp, dạ dày, tim mạch hay chấn thương vùng đầu cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Ngoài ra, những người bị rối loạn tâm thần như: trầm cảm, rối loạn lo âu cũng thường gặp phải tình trạng này.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
- Giờ ngủ không đều đặn, thức khuya, ngủ trưa quá nhiều.
- Sử dụng thiết bị điện tử ( điện thoại, máy tính) quá lâu trước khi đi ngủ.
- Sử dụng các chất kích thích như: Hút thuốc lá, rượu bia, cafein, các loại đồ uống có ga,…
- Sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối khiến bụng căng tức, khó chịu khi nằm. Nguy cơ ợ hơi, ợ chua và trào ngược dạ dày khiến bạn thức giấc hoặc khó ngủ.
Nếu duy trì những thói quen này trong thời gian dài có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Môi trường ngủ không tốt
- Môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi, ẩm ướt
- Phòng ngủ quá sáng, ồn ào hoặc không thoải mái.
- Giường, gối ngủ quá cứng cũng là yếu tố khiến người bệnh mất ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị như: thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ làm rối loạn giấc ngủ.
Mất ngủ do tuổi già
Thời gian ngủ thường ít hơn, dễ bị thức giấc khi có tiếng ồn hay những thay đổi do môi trường sống. Người lớn tuổi thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại hơn là những người trẻ tuổi.
Các triệu chứng thường gặp
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp để nhận biết tình trạng khó mất hoặc khó ngủ. Cụ thể:
- Khó đi vào giấc ngủ: Bạn mất nhiều thời gian nằm trằn trọc trước khi có thể ngủ được.
- Tâm trạng thất thường: Người bị mất ngủ dễ bị căng thẳng, bực bội và có tâm trạng thất thường.
- Thức suốt đêm hoặc thức dậy quá sớm.
- Thường xuyên tỉnh giấc: Bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó quay lại giấc ngủ.
- Cảm giác mệt mỏi khi thức dậy: Ngay cả khi bạn ngủ đủ 7 – 8 tiếng, bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái.
- Suy giảm khả năng tập trung: Thiếu ngủ kéo dài sẽ làm giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.
Cách điều trị mất ngủ
Có rất nhiều cách giúp cải thiện giấc ngủ và điều trị tình trạng mất ngủ. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh
- Thực hiện các thói quen giúp cơ thể thư giãn trước giờ ngủ như: Tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,….
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.
- Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Giảm căng thẳng và lo âu
- Tập luyện thể dục đều đặn có thể giúp cơ thể thải độc và giảm stress.
- Các phương pháp như: Yoga, thiền, hít thở sâu cũng giúp thư giãn tâm trí, cải thiện giấc ngủ.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
- Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ.
- Sử dụng nệm và gối chất lượng cao giúp hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn.
Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ
Tuỳ vào nguyên nhân và các triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Để duy trì một giấc ngủ tốt và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng,…
- Không ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp điều hòa cơ thể và giấc ngủ.
- Kiểm soát stress, dành thời gian cho sở thích cá nhân, kết nối với người thân yêu.
- Massage hoặc ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.
- Sử dụng các loại tinh dầu giúp cải thiện giấc ngủ như: chanh sả, oải hương,…
- Sử dụng các loại trà thảo mộc: trà hoa cúc, trà mộc lan,…
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ an toàn và lành tính từ thảo dược. Cikan An Thần là một trong những lựa chọn tốt cho người gặp khó khăn trong việc ngủ sâu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa y học cổ truyền và khoa học hiện đại, mang lại hiệu quả an thần, giảm lo âu, tăng lưu thông tuần hoàn, tạo giấc ngủ sinh lý được nhiều người tin dùng.
Lời kết
Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn giảm sút chất lượng cuộc sống. Việc điều chỉnh lối sống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ là giải pháp hiệu quả để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn mỗi đêm. Nếu tình trạng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.